Niels Bohr

Niels Bohr
SinhNiels Henrik David Bohr
(1885-10-07)7 tháng 10 năm 1885
Copenhagen, Đan Mạch
Mất18 tháng 11 năm 1962(1962-11-18) (77 tuổi)
Copenhagen, Đan Mạch
Quốc tịchĐan Mạch
Trường lớpĐại học Copenhagen
Nổi tiếng vì
Phối ngẫuMargrethe Nørlund (cưới 1912; có sáu người con)
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tác
Người hướng dẫn luận án tiến sĩChristian Christiansen
Cố vấn nghiên cứu khácJ. J. Thomson
Ernest Rutherford
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngHendrik Anthony Kramers
Ảnh hưởng bởi
Ảnh hưởng tới
Chữ ký

Niels Henrik David Bohr (tiếng Đan Mạch: [ˈnels ˈboɐ̯ˀ]; 7 tháng 10 năm 1885 – 18 tháng 11 năm 1962) là nhà vật lý học người Đan Mạch với những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc nguyên tửcơ học lượng tử sơ khai, nhờ đó mà ông nhận Giải Nobel Vật lý năm 1922. Bohr còn là nhà triết học và tích cực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học.[1]

Ông phát triển mô hình Bohr cho cấu trúc nguyên tử, với đề xuất mới đó là các mức năng lượng của electron trong nguyên tử bị gián đoạn, và chúng tồn tại trên những quỹ đạo ổn định quanh hạt nhân nguyên tử, cũng như có thể nhảy từ một mức năng lượng (hay quỹ đạo) tới mức khác. Mặc dù sau đó có những mô hình khác đúng đắn hơn thay thế cho mô hình Bohr, nhưng những nguyên lý cơ sở của nó vẫn còn giá trị. Bohr đưa ra nguyên lý bổ sung trong cơ học lượng tử: rằng thực tại có thể được phân tích theo những tính chất mâu thuẫn với nhau, lúc thì hành xử giống như sóng hay như dòng hạt. Ý niệm về tính bổ sung đã ảnh hưởng đến tư tưởng của ông trong cả khoa học và triết học.

Năm 1920, Bohr sáng lập ra Viện Vật lý lý thuyết tại Đại học Copenhagen, mà ngày nay đổi tên thành Viện Niels Bohr. Các cộng sự của ông bao gồm các nhà vật lý Hans Kramers, Oskar Klein, George de HevesyWerner Heisenberg. Bohr cũng tiên đoán sự tồn tại của một nguyên tố mới có tính chất giống zirconi, sau này được đặt tên là hafnium, tên gọi trong tiếng Latin của thủ đô Copenhagen. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố bohrium mang tên của ông.

Trong thập niên 1930, Bohr giúp đỡ những người trốn chạy khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau khi Đan Mạch bị Đức chiếm đóng, ông đã có cuộc gặp mặt với Heisenberg, lúc đó là người đứng đầu của Dự án vũ khí hạt nhân Đức. Tháng 9 năm 1943, khi biết tin mình đang bị người Đức truy bắt, Bohr đã bay sang Thụy Điển. Từ đây, ông bay sang Anh, và gia nhập vào dự án vũ khí hạt nhân của nước này, nó là phần trách nhiệm của người Anh tham gia vào Dự án Manhattan. Sau chiến tranh, Bohr kêu gọi quốc tế hợp tác trong vấn đề năng lượng hạt nhân. Ông tham gia vào quá trình thành lập ra tổ chức CERN[2] và Ủy ban năng lượng nguyên tử Đan Mạch, trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện Vật lý lý thuyết Bắc Âu năm 1957.

Niels Bohr và Albert Einstein đang tranh luận về quy luật lượng tử ở nhà của Paul Ehrenfest tại Leiden (tháng 12 năm 1925).
Aage Bohr (Nobel 1975)
  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên frs
  2. ^ “Niels Bohr centenary”. CERN Courier. 25 (10): 430–432. tháng 12 năm 1985.

Developed by StudentB